image banner
Năm 2024 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Lượt xem: 77

TÌM HIỂU PHÁP LUẬT
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản, thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày
16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thủy sản. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2024.
1. Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình
thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm
quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
So với Nghị định 42/2019/NĐ-CP, Nghị định 38/2024/NĐ-CP đã quy định tăng
thời gian xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản từ 1 năm lên 2 năm.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện
trong lĩnh vực thủy sản là 1 tỷ đồng. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của
cá nhân thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tại khoản 7 Điều 55 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định Quản lý thị trường xử
phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; Điều 12; Điều
13; Điều 14; khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15; Điều 18; khoản 2 Điều
28; Điều 32; Điều 41; Điều 42; Điều 43 và khoản 1 Điều 44 theo thẩm quyền quy
định tại Điều 51 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
- Điều 11. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống thủy sản.
- Điều 12. Vi phạm quy định về đặt tên giống thủy sản.
- Điều 13. Vi phạm quy định về thông tin thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi
trường nuôi trồng thủy sản; lưu giữ, vận chuyển, giới thiệu thức ăn thủy sản, sản
phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản nhập khẩu để giới thiệu ở hội chợ, triển
lãm.
- Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu
thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
- Khoản 2 Điều 15. Hành vi không báo cáo hoặc không thông báo hoạt động sản
xuất, nhập khẩu theo quy định.
- Khoản 3 Điều 15. Hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ
để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Khoản 4 Điều 15. Hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn
thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không thuộc
Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn
được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam chưa được cấp phép theo
quy định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Khoản 5 Điều 15. Hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức
ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thức ăn thủy sản có chứa
thành phần thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Điều 18. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống.
- Khoản 2 Điều 28. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để
khai thác thủy sản.
- Điều 32. Vi phạm quy định về nhập khẩu tàu cá.
- Điều 41. Vi phạm quy định về thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến,
bảo quản, vận chuyển thủy sản.
- Điều 42. Vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất,
chuyển khẩu, quá cảnh đối với thủy sản có nguồn gốc từ khai thác, xuất khẩu, nhập
khẩu thủy sản.
- Điều 43. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản điều chỉnh
mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm tại điều này.
- Khoản 1 Điều 44. Hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các
loại giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ được cấp
trong lĩnh vực thủy sản.
2. Mức phạt tiền đối với các vi phạm về khai thác thủy sản trong khu vực
cấm như sau:
(1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác
thủy sản mà không sử dụng tàu cá hoặc sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06
mét để khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm
khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
(2) Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác
hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự theo các mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
Hiện nay, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có
chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà
không sử dụng tàu cá.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
(3) Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ
kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác
thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng
tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
Hiện nay, đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết
hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi.
(4) Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích
thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% theo
các mức phạt sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp khối
lượng thủy sản vượt quá dưới 30 kg;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp khối
lượng thủy sản vượt quá từ 30 kg đến dưới 100 kg;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp khối
lượng thủy sản vượt quá từ 100 kg đến dưới 200 kg;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp khối
lượng thủy sản vượt quá từ 200 kg trở lên.
Tài liệu tuyên truyền tháng 5/2024

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới