image banner
Năm 2024 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Tìm hiểu một số quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Lượt xem: 624

Tìm hiểu một số quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
về an toàn thực phẩm
Cơ sở pháp lý: Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm
2021sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04
tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Câu hỏi 1: Hành vi vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản
xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 4 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định
để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một
trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử
dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
- Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm
mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của
pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi
phạm
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ
tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú
y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi
phạm
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khi thực hiện hành vi sử dụng
động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của
pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ
động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá
dưới 10.000.000 đồng.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi
phạm
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
160.000.000 đống đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một
trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất
không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo
quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có
nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản
phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; Tước quyền sử dụng
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với
sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi
phạm; Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự
công bố sản phẩm.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức
khi thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 nêu trên trong trường hợp áp dụng
mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07
lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng; Tước quyền sử dụng
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với
sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm ;
Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố
sản phẩm.
Câu hỏi 2: Hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 5 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 hành vi sử
dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến
thực phẩm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được
phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời
hạn sử dụng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây:
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng, trừ hành vi vi
phạm sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc
nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép; sử
dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc
ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản
phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự.
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh
mục được phép sử dụng theo quy định nhưng không đúng đối tượng thực phẩm;
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh
mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá mức sử dụng tối đa cho
phép.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc,
xuất xứ.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc
ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản
phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ sản xuất, chế
biến thực phẩm từ 01 đến 03 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức khi một trong các hành
vi sau đây:
- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa
hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép
- Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử
dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực
phẩm mà sản phẩm giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với
sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm; buộc thu hồi bản tự công bố sản
phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.
6. Phạt tiền từ 05 đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức thực
hiện hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến
thực phẩm. Trong trường hợp áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung hình
phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm mà chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với
sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm; buộc thu hồi bản tự công bố sản
phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.
Câu hỏi 3: Hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y,
thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị xử phạt như
thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 6 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành vi
sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất, chế biến thực phẩm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng chất, hóa chất vượt quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất,
kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng chất, hóa chất vượt quá giới hạn cho phép hoặc không đáp ứng quy chuẩn
kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất,
kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau:
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến
thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng;
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản
xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá dưới 50.000.000 đồng.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất,
kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một
trong các hành vi sau đây:
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến
thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật
chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản
xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy thực phẩm, chất, hóa chất,
kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật vi phạm; buộc thu hồi bản tự
công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.
5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức
thực hiện hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ
thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất,
chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh,
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được
phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ
50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong
trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà
vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi 4: Hành vi vi phạm quy định về tăng cường vi chất dinh
dưỡng vào thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 7 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành vi
vi phạm quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm bị xử phạt
như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi
không thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi
lượng thuộc danh mục bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực
phẩm theo quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Câu hỏi 5: Hành vi sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định
an toàn thực phẩm tương ứng để sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị xử
phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 8 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành vi
sử dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để
sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng để
sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm đối với vi phạm.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có
chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc hại để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế; hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm đối với vi phạm.
Câu hỏi 7: Hành vi quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn
thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 9 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 (được sửa
đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì hành vi quy
định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh,
bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị xử phạt như
sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao
động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống,
hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất
hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm.”
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây:
a) Cống rãnh thoát nước thải bị ứ đọng; không được che kín;
b) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định;
c) Không có ủng hoặc giầy, dép sử dụng riêng trong khu vực sản xuất
thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu
bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
d) Không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế
biến;
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây:
a) Quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều từ
nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
b) Khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa
đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Khu vực chứa đựng, kho bảo quản không có hoặc không đầy đủ giá, kệ,
biển tên, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ về theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm và các điều kiện khác đối với nguyên liệu, sản phẩm có yêu cầu bảo quản
đặc biệt tại khu vực chứa đựng, kho bảo quản;
đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn
thực phẩm;
e) Không bố trí riêng biệt theo quy định của pháp luật về nơi bảo quản
nguyên liệu, thành phẩm, sơ chế, chế biến, đóng gói, nhà vệ sinh, rửa tay, thay
đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan;
g) Khu vực chiết rót nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng
chai không kín; không tách biệt với các khu vực khác; không được trang bị hệ
thống diệt khuẩn không khí.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây:
a) Không có hoặc không đầy đủ thiết bị chuyên dụng để kiểm soát nhiệt
độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm đối
với từng loại sản phẩm;
b) Không phân loại, bảo quản riêng biệt phế thải, nguyên liệu, thành phẩm
hoặc bán thành phẩm bị hỏng, hết hạn sử dụng với các nguyên liệu và sản phẩm
phục vụ để sản xuất, kinh doanh;
c) Bảo quản nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, sản phẩm thực phẩm không phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn
của sản phẩm đó hoặc không phù hợp với điều kiện bảo quản do tổ chức, cá
nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm đã công bố;
d) Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ
sở sản xuất theo quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng không phù hợp quy định để rửa,
khử trùng tay, vệ sinh cá nhân và trang thiết bị, dụng cụ;
e) Sử dụng hoá chất diệt chuột, diệt côn trùng và động vật gây hại trong
khu vực sản xuất, kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây:
a) Nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản không cách biệt với
nguồn ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các yếu tố gây hại khác;
b) Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho bảo quản bị
thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
c) Không có hoặc không đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa
và khử trùng phù hợp quy định để rửa, khử trùng tay, vệ sinh cá nhân và trang
thiết bị, dụng cụ;
d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ
trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
theo quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản; trang thiết bị,
dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, trừ các hành vi quy định tại các
khoản 1, 2, 3 và 4, các điểm a, b, c và d khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.
6. Phạt tiền đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc đối tượng
bắt buộc thiết lập và áp dụng hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới
hạn (HACCP) hoặc các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác theo
quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo một
trong các mức sau đây:
a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có thiết
lập nhưng không đầy đủ theo quy định hoặc không áp dụng đầy đủ trong thực tế
hoặc không phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ
sở;”;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có
thiết lập và áp dụng nhưng hồ sơ hệ thống quản lý không đủ độ tin cậy hoặc
không thực hiện hành động sửa chữa, khắc phục khi thông số giám sát tại điểm
kiểm soát tới hạn bị vi phạm;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở không
thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý theo HACCP hoặc các hệ thống quản lý an
toàn thực phẩm tiên tiến khác. Hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc
toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với
một trong các hành vi vi phạm trên
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan
A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
b) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm
vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để sản xuất hoặc để vệ sinh trang
thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm.”.
8. Hình thức phạt bổ sung:
a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực
phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này
trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực
phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b và c
khoản 6 và khoản 7 Điều này.
Câu hỏi 8: hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị xử
phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 10 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành
vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện một trong
các hành vi sau đây:
- Không đáp ứng điều kiện bảo quản theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc quy
định an toàn thực phẩm tương ứng trong quá trình vận chuyển;
- Vận chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm cùng các loại hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận
chuyển.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng phương tiện vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất
hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực
tiếp với thực phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận
chuyển; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực
phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi sử
dụng phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận
chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ,
vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận
chuyển; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực
phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức khi thực hiện hành vi vận
chuyển chung thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm với chất,
hóa chất độc hại có nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc ngừng việc sử dụng phương tiện vận
chuyển; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực
phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao
gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Câu hỏi 9: Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc
thủy sản bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 11 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành
vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bảo
quản, vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu
hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thu
gom, sơ chế các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi
thủy sản cấm thu hoạch.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thuê
người khác vận chuyển, khai thác các loài thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm
thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm thu hoạch.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chế
biến thủy sản có xuất xứ từ cơ sở nuôi cấm thu hoạch, vùng nuôi thủy sản cấm
thu hoạch.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật; đình chỉ một phần hoặc
toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
5. Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản; sản xuất, kinh
doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm
sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng theo một trong các mức sau
đây:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp
đưa tạp chất vào thủy sản;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi tổ
chức đưa tạp chất vào thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do
được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy
sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm,
trừ hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất
do được đưa vào để sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất
cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm
mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức
khi hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung
tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật; đình chỉ một phần hoặc toàn
bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, chế
biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên theo một trong các mức
sau đây:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cố ý
khai thác loài thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người
bị cấm dùng làm thực phẩm theo quy định của pháp luật;
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vận
chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe con người, trừ
trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức
khi hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung
tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thuê
người khác vận chuyển thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hại đến sức khỏe
con người, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
- Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức
khi hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung
tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhâ, từ
160.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi thu
gom, sơ chế, bảo quản, chế biến, kinh doanh các loài thủy sản có độc tố tự nhiên
gây nguy hại đến sức khỏe con người dùng làm thực phẩm, trừ trường hợp được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với tổ chức
khi hành vi trên trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung
tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật; đình chỉ một phần hoặc
toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực
phẩm.
Câu hỏi 10: Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi
sống sử dụng làm thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 12 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành
vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm bị xử
phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm đối với cá nhân vi phạm
đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn
bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị.
2. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với cá nhân
thực hiện hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên
cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn theo quy định của
pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Câu hỏi 11: Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc
thực vật bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 13 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành
vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Không có quy định nội bộ về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
trong quá trình sản xuất;
+ Không thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần theo quy định
của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sơ chế,
chế biến thực phẩm mà không có các quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu
đầu vào và sản phẩm cuối cùng.
3. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm đối với cá nhân vi phạm
hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có ít
nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm vượt quá giới hạn theo quy định
của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi sản xuất, kinh
doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật có ít nhất một trong các chỉ
tiêu an toàn thực phẩm vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi 12: Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn
và bao gói sẵn đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ bị xử phạt như
thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 14 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành
vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh
thực phẩm đã qua chế biến không bao gói sẵn và bao gói sẵn đối với cơ sở kinh
doanh thực phẩm nhỏ lẻ bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện thực hiện hành vi
kinh doanh thực phẩm bị hỏng, mốc, bụi bẩn hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô
nhiễm khác.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Nơi kinh doanh, bày bán, bảo quản thực phẩm bị côn trùng, động vật
gây hại xâm nhập;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực
phẩm trong bảo quản thực phẩm;
+ Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái
chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi kinh doanh thực
phẩm bị hỏng, mốc, bụi bẩn hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm khác.
Câu hỏi 13: Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến
suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng
ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn
uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và
các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm bị xử phạt
như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 15 - Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành
vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh
dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh
ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách
sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức
ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp
thực phẩm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo
đảm vệ sinh;
+ Không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực
phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến;
+ Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm
nhập;
+ Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu
trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
+ Không bảo đảm ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế
biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tập thể thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về
chế độ kiểm thực 3 bước;
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về
lưu mẫu thức ăn;
+ Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản suất ăn sẵn, thực phẩm
dùng ngay không bảo đảm vệ sinh; gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
+ Cống rãnh thoát nước thải khu vực cửa hàng, nhà bếp bị ứ đọng; không
được che kín;
+ Không có nhà vệ sinh, nơi rửa tay;
+ Không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ
sinh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không có giấy xác nhận tập huấn kiến
thức an toàn thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm
vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để chế biến thức ăn; để vệ sinh
trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
+ Chủ cơ sở không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực
phẩm;
+ Không thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải trong phạm vi của cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định của pháp luật;
+ Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
theo quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống, trừ các hành vi vi
phạm trên và hành vi quy định tại điểm 6 dưới đây.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử
dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn,
viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.”.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động
sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng.
Câu hỏi 14: Những hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 16 - Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì những
hành vi vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức
ăn đường phố bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của
pháp luật để bày bán thức ăn;
+ Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật
gây hại xâm nhập;
+ Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức
ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc
trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của
pháp luật;
+ Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được
trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố;
+ Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp
quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
+ Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh
trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
+ Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi
đã nêu trên.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với hành vi
sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định
của pháp luật để chế biến thức ăn.
Câu hỏi 15: Hành vi không tuân thủ các quy định về vận chuyển, lưu
giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ sử
dụng làm thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 17 – Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành vi
không tuân thủ các quy định về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen,
sinh vật biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ sử dụng làm thực phẩm bị xử phạt
như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
20.000.000 đồng đến 40.000.000 đối với tổ chức thực hiện hành vi không tuân
thủ các quy định về vận chuyển, lưu giữ thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến
đổi gen sử dụng làm thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các
hành vi sau đây:
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của
sinh vật biến đổi gen không có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được
cấp giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm từ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của
sinh vật biến đổi gen có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy
xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm nhưng không có giấy xác nhận
sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm;
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ
không thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ;
+ Thực hiện chiếu xạ thực phẩm nhưng không tuân thủ quy định về liều
lượng chiếu xạ hoặc chiếu xạ thực phẩm tại cơ sở chưa đủ điều kiện và được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm.
Câu hỏi 16: Hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 18 – Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 (được sửa
đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì hành vi kinh doanh
dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh
doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản
xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm hoặc có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm nhưng đã hết hiệu lực, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ
sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (sau đây
gọi tắt là GMP) hoặc có Giấy chứng nhận GMP nhưng đã hết hiệu lực, trừ
trường hợp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên dây chuyền sản xuất thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế;
b) Buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức
khỏe sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu đã được cấp Giấy xác nhận công bố
phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố
sản phẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2019 mà không thực hiện bổ sung Giấy
chứng nhận GMP hoặc chứng nhận tương đương trước khi sản xuất.”.
Câu hỏi 17: Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn
thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 19 – Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 thì hành vi
vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu
bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, từ
15.000.000 đồng dến 20.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi không thực
hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong
nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký
bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với sản phẩm thuộc diện
đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm:
+ Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản
công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo
kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn
thực phẩm (Chứng thư), Giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại giấy tờ, tài
liệu khác;”;
+ Cung cấp thông tin, sử dụng tài liệu không đúng sự thật về lô hàng, mặt
hàng nhập khẩu để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm hoặc miễn kiểm tra
về an toàn thực phẩm hoặc để chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương
thức kiểm tra thông thường;
+ Đưa ra lưu thông trên thị trường lô hàng, mặt hàng thực phẩm, phụ gia
thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng
tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng phải được cấp “Thông báo kết
quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” trước khi thông quan mà không
thực hiện theo quy định của pháp luật.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật; tước quyền sử dụng Giấy
tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với sản
phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm đối với hành vi vi phạm sửa chữa, tẩy xóa làm sai
lệch các loại giấy tờ về sản phẩm; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi
phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm đưa
ra lưu thông trên thị khi không thực hiện thông báo kết quả xác nhận thực phẩm
đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định và buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm
đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức, từ
30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân khi thực hiện hành vi
nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng
áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm không có lấy mẫu
kiểm nghiệm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm mà sản phẩm hoặc lô sản
phẩm lưu thông trên thị trường có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực
phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của
pháp luật tương ứng hoặc mức công bố; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có
ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản
phẩm không phù hợp với mức công bố.
Hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký
bản công bố sản phẩm từ 05 tháng đến 07 tháng đối với sản phẩm thuộc diện
đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm; buộc thay đổi mục đích sử dụng
hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, từ
80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi buôn
bán thực phẩm thuộc diện miễn kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm
xuất khẩu nhưng bị quốc gia nhập khẩu trả về mà không thực hiện kiểm tra an
toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trước khi lưu thông trên thị trường.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký
bản công bố sản phẩm từ 07 tháng đến 09 tháng đối với sản phẩm thuộc diện
đăng ký bản công bố sản phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc
buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm,
dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Tài liệu tuyên truyền tháng 5/2024

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới