image banner
Năm 2024 đẩy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu - Thực hiện chuyển đổi số
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Một số quy định pháp luật về nước sạch và các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
Lượt xem: 287

Một số quy định pháp luật về nước sạch và các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là nguồn sống thiết yếu của con người và đông đảo những loài sinh vật trên Trái đất. Hiện nay, môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính do tác động của con người trong quá trình sinh hoạt đã thải chất thải ảnh hưởng đến nguồn nước.

Theo như Tổ chức y tế thế giới thì 80% các bệnh nguy hiểm con người mắc phải gây ra bởi nguồn nước nhiễm bẩn. Nước có vai trò trung gian trong tất cả các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Nên chất lượng nguồn nước quyết định trực tiếp đến sức khỏe con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Phải sử dụng nước sạch để phòng được các bệnh như: tiêu chảy, các bệnh về mắt, các bệnh về da, viêm gan,…Vì vậy bảo vệ nguồn nước sạch là điều hết sức cần thiệt và quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Sau đây xin đề cập một số quy định và biện pháp liên quan đến nguồn nước:

1.   Một số quy định pháp luật về bảo về nước sạch

1 Nghị định 117/2007/NĐ-CP của chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, có hiệu lực ngày 17/8/2007;

  1. Nghị định số 124/2011/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; có hiệu lực ngày 20/02/2012;
  2. Nghị định số 98/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, có hiệu lực ngày 15/2/2020;
  3. Nghị định số 12/VBHN-BXD của Bộ xây dựng về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch của Bộ xây dựng, có hiệu lực ngày 27/4/2020;
    1. Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có hiệu lực ngày 15/6/2019;
    2. Thông tư 44/2021/TT-BTC của bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt, hiệu lực ngày 05/8/2021;
    3. Thông tư 26/2021/TT-BYT của Bộ y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt, có hiệu lực ngày 01/02/2022;
  1. Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn, có hiệu lực ngày 01/01/2010;
  2. Quyết định số 1978/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 24/11/2021 phê duyệt chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, có hiệu lực ngày 04/11/2021;Quyết định 925/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, có hiệu lực ngày 02/8/2022.

2.  Một số biện pháp bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước

2.1   Thực hiện tiết kiệm nước

Trong thời buổi tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt như nay, việc tiết kiệm nước càng cần được lưu tâm nhiều hơn. Bạn có thể thực hành tiết kiệm nước bằng những điều đơn giản sau:

-         Chỉ dùng khi thật sự cần thiết;

-         Khi đánh răng, rửa chén không nên xả nước liên tục;

-         Đối với việc tưới cây, rửa xe... nên dùng nước mưa thay vì nguồn nước sinh hoạt;

2.2   Xử lý chất thải đúng cách để bảo vệ nguồn nước cụ thể như:

-   Không vứt rác bừa bãi, hãy luôn bỏ rác vào thùng rác;

-   Khi xử lý chất thải của người và động vật, cần phải có kế hoạch thu gom với hố ủ vệ sinh hợp lý, tránh trường hợp xả tràn lan ra ngoài gây ô ếu và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường;

-   Không vứt rác thải, xác động vật chết xuống sông, hồ, kênh rạch;

-   Các loại rác dễ phân hủy như vỏ quả, rau củ, thức ăn ôi thiu… có thể chôn lấp xuống đất;

-   Hãy thực hiện các cách thông tắc nồn cầu bằng dụng cụ thông tắc bồn cầu để hạn chế các loại hóa chất bột thông tắc ô nhiễm nguồn nước.

2.3. Xử dụng chất tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên

Các loại nước thải do quá trình giặt rửa thường được thải trực tiếp xuống cống, hay nguồn nước chính. Một số loại nước rửa chén, nước giặt hay nước lau


sàn có chứa nhiều chất hóa học tẩy rửa, khi tiếp xúc với môi trường nước sẽ khiến nước bị ô nhiễm. Vì vậy, để góp phần bảo vệ môi trường, bạn nên lựa chọn các sản phầm chất tẩy rửa có nguồn gốc thực vật, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa góp phần bảo vệ nguồn nước thân thiện với môi trường.

2.4 Tuyên truyền với mọi người

Biện pháp cuối cùng giúp bảo vệ nguồn nước hiệu quả là tuyên truyền, thúc đẩy gia đình, hàng xón cùng nâng cao ý thức cộng đồng, chung tay giữ sạch nguồn nước bằng những việc làm đơn giản như không xả rác nơi công cộng, không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón và hạn chế tối đa dùng chất hóa học. Mỗi cá nhân cùng chung tay từ những việc làm nhỏ nhất để góp phần bảo vệ nguồn nước chung.

Tài liệu HĐ PHPBGDPl huyện Kiến Thụy – Tháng 7


image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tin mới